Có 3 nguy cơ chính làm nhiễm bẩn hạt gạo hiện nay là :
1.Vi sinh
Yếu tố này không lớn , chủ yếu là ở các loại gạo – nhất là gạo lức trữ trong kho lâu ngày , mấm mốc phát triển trong đó có các loài nấm sản sinh aflatoxin , gây độc .Tuy nhiên nguy cơ trên hạt bắp thì cao hơn .
2.Kim loại nặng
Yếu tố này chủ yếu gây ra bởi nước thải không được kiểm soát chất lượng của ngành công nghiệp. Dọc theo sông Mekong yếu tố nước thải thiếu kiểm soát còn chưa nhiều nên nước từ dòng sông Mekong còn sạch ( không phải như nước từ nhiều con sông ở Trung quốc ô nhiễm kim loại nặng xảy ra từ các nhà máy công nghiệp , bơm nước sông lên ruộng lúa thì hạt gạo bị nhiễm bẩn , đó là một trong những lý do Trung quốc thích gạo Việt nam vì ít nhiễm bẩn , do nước sông Mekong còn sạch ( các nước ven sông cần phối hợp để giữ cho tương lai nước vẫn sạch lâu dài )
3. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật .
Đây là yếu tố cơ bản nhất và gây ảnh hưởng mạnh nhất. Mỗi nước có qui định riêng về mức dư lượng tồn dư khác nhau trên từng loại nông sản ( MRL= Maximum Residue Limit ) Khi phun một lọai thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng nói chung ( cây lúa nói riêng ) , hoạt chất của thuốc bị phân hủy bởi 3 yếu tố chính là : ánh sáng mặt trời , phản ứng hoá học và quan trọng nhất là vi sinh vật trong môi trường . Các vi sinh vật sống tự nhiện trong môi trường sử dụng các phân tử thuốc bảo vệ thực vật như là nguồn thức ăn cho chúng , chúng cắt phân tử thuốc ra thành các đoạn nhỏ ít độc hoặc không độc , và cuối cùng là CO 2 thải ra môi trường . Theo tiêu chuẩn SRP ( Sustainable Rice Platform) do Quỹ môi trường liên hiệp quốc và Viện lúa quốc tế IRRI xây dựng từ năm 2011 và đang triển khai thực nghiệm toàn cầu thì thời gian cách ly bắt buộc là 35 ngày trước khi thu hoạch . Họ cho rằng 35 ngày là đủ để phân tử thuốc bảo vệ thực vật phân hủy bởi 3 tác nhân trên và không còn tồn dư trong hạt gạo vượt mức cho phép .
Nếu theo đúng thời gian như vậy để tiến hành thu hoạch thì có lẽ nhiều loại rau trái đã già. Có những khi lúa chín gần đến ngày thu hoạch còn bị sâu rầy phá, thì khả năng lúa an toàn còn cao không?
Chưa kể đến nhiều nông dân sử dụng những hóa chất không đúng , thí dụ như 2,4 D lúc đẻ nhánh để chống đổ ngã hoặc phun lúc lúa trổ để hạt gạo phình to là không đúng . (Thuốc 2,4 D để diệt cỏ hậu mạc mầm lúc đầu vụ)
Vậy nên lúa trôi nổi không biết nguồn gốc ( bẩn từ hạt lúa mà ta không biết ) , Cách thức hợp tác với nông dân ở một vùng nhỏ cụ thể để dễ kiểm soát qui trình SX mà chúng ta đưa ra cho họ mới có thể có được gạo sạch . Loại bỏ những hóa chất có nguy cơ nhiểm bẩn cao trong qui trình , thay thế bằng các hóa chất an toàn hoặc các chế phẩm hữu cơ vi sinh . Nếu có nhân lực và tài chính thì nên thuê vài ba trăm ha của dân để trồng lúa theo ý mình về giống và phân thuốc , kiểm soát hoàn toàn nên gạo sẽ sạch
——st——
Với GẠO RUỘNG RƯƠI, cả ba yếu tố nói trên đều không tồn tại, trừ khi anh chị mua gạo về mà bỏ quên không ăn thôi ạ