” Ối mẹ ơi, gạo bị sao thế này ? Sao toàn cái con gì đen đen bé tí bò lổm ngổm ở trong này thế ?” Con bé hốt hoảng kêu lên, váng cả nhà.
” Đâu, đâu, để mẹ xem nào !” tôi vội vàng bỏ dở việc đang làm chạy vội từ trên gác xuống.
Thì ra túi gạo bị bỏ quên từ khoảng 3, 4 tuần trước, hôm nay nhờ con bé cắm cơm hộ, thấy gạo trong thùng không đủ nên con bé mới lục ra.
Hay thật, giờ mới chợt nghĩ ra, cả chục năm nay đong gạo ăn có nhìn thấy mọt bao giờ đâu cơ chứ, cứ ngỡ loài mọt đã tuyệt chủng lâu rồi !!! Những con mọt bé tí, vỏ cứng, màu đen xám như hạt vừng, chạy toán loạn trong túi gạo, chúng ở đâu sinh ra mà nhiều thế cơ chứ. Thực ra thì ngày xưa chuyện này cũng chả lạ lùng gì, nhưng ngày nay thì đúng là cũng có lạ thật.
Ấy là câu chuyện của chị khách hàng vui tính tháng trước có mua thử một túi GẠO RUỘNG RƯƠI về ăn, hôm nay chị quay lại để mua thêm cho cả đại gia đình mình dùng luôn thể.
Nhân kể chuyện mọt gạo mới nhớ đến những “thành tích” điển hình của các em ấy: Mọt gạo là đối tượng gây hại chủ yếu trong lương thực, đặc biệt ở những kho chứa gạo, ngô. Ở CHLB Đức có tới 55% trường hợp lương thực bị hại do mọt gạo; ở Thổ Nhĩ Kỳ con số này là 2/3. Ở Mỹ, riêng năm 1951 ước tính thiệt hại do mọt gạo gây ra vào khoảng 120 triệu USD. Trong lịch sử người ta cũng đã ghi nhận ở một chiếc tàu chở 145 tấn ngô vào năm 1948, khi cập bến đã sàng ra được 3 tấn mọt gạo !!!???
Theo GS.TS Bùi Công Hiển – giảng viên Khoa Sinh, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, chu kỳ sinh trưởng của Mọt gạo từ trứng đến trưởng thành ở nhiệt độ 27,2 độ C là 25,5 ngày; ở nhiệt 17 độ C là 92 ngày. Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, mọt gạo có thể bay ra ngoài đồng và đẻ trứng lên lúa sắp thu hoạch. Tuổi thọ của mọt gạo khá cao kéo dài khoảng 8 tháng. Mọt gạo không thể tồn tại ở ngũ cốc quá khô (thủy phần 10%). Thủy phần hạt thích hợp nhất cho chúng phát triển là 16%. Hoạt động sinh dục và đẻ trứng bắt đầu ở nhiệt độ 14 độ C. Ở nhiệt độ 60C trở lên tất cả các giai đoạn phát triển cá thể đều bị chết trong vòng 3 ngày.
Với những đặc điểm đó, mọt gạo là loài phân bố toàn cầu, và ở nước ta, mọt gạo cũng có mặt ở khắp nơi. Trước đây nhiều người thường cho rằng, gạo mua về ăn để bị mọt là do gạo cũ, gạo để lâu ngày bị ải mới sinh ra mọt; Nhưng thực tế mọt gạo có trong thùng gạo tại các gia đình là vì gạo đã bị nhiễm sâu (ấu trùng) từ nơi sản xuất, kho chứa lúa gạo. Ấu trùng gạo đã nằm ở bên trong hạt gạo mặc dù khi mua về chúng ta không hề nhìn thấy. Do vậy khi mua gạo về là đã mua cả sâu có trong đó. Để vài ngày, vài tuần sâu nở ra mọt chui ra ngoài, nên mới nhìn thấy. Như vậy, thực chất không phải gạo bị ải sinh ra mọt, mà là gạo đã có sẵn ấu trùng bên trong, sau đó mới nở thành mọt, ăn các hạt gạo làm cho gạo bị ải.
Ấy đấy chính là lý do mà GẠO RUỘNG RƯƠI chúng em cứ phải tốn kém bao bì đóng vài kilogam một đấy ạ !???
Nhà mình dùng nhanh trong 1,2 tuần rồi ăn gạo mới, chứ không thì lại thành… ăn thừa của mọt mất thôi.
Để bảo vệ sức khỏe của khách hàng thân yêu, ngoài việc bảo quản bằng cách sấy khô truyền thống, không có bất kỳ một hóa chất bảo quản nào khác được sử dụng cho thóc GẠO RUỘNG RƯƠI hết. Cho nên, có lỡ bỏ quên là chắc chắn được thấy mọt đấy ạ