Từ xưa tới nay người Việt ta vẫn luôn quan niệm như vậy, ý cho rằng việc cúng rằm tháng Giêng là vô cùng quan trọng và còn linh thiêng hơn bất kỳ ngày nào khác trong năm.
Cũng chỉ còn vài ngày nữa là đến Rằm, dấu mốc kết thúc chính thức của cái Tết truyền thống, GẠO RUỘNG RƯƠI mạo muội sưu tầm một chút nghi lễ làm cơm cúng Rằm để anh chị tham khảo thêm.

Mâm cúng đầy đủ nhất cho ngày Rằm tháng Giêng gồm có mâm cỗ chay cúng Phật và mâm cỗ mặn cúng gia tiên.

Mâm cỗ cúng Phật gồm:

– Hoa quả. Chè xôi.
– Các món đậu.
– Canh xào không thêm nhiều hương liệu.
– Bánh trôi nước.

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.
– 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.
– 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.

Đồ lễ khác gồm:
– Hương
– Hoa tươi
– Vàng mã
– Đèn nến
– Trầu cau
– Rượu, thuốc lá

Tùy theo nếp từng nhà, các món có thể thay đổi cho phù hợp với điều kiện, khẩu vị, quan niệm,…Bởi lẽ cái tinh thần giữ trong tục cúng rằm mới là quan trọng, để nhớ về tổ tiên nguồn cội, nhớ và chăm sóc về đời sống tâm linh của mỗi người. Còn những biểu hiện ra ngoài, cũng như cuộc sống luôn vận động, không bao giờ là rập khuôn, đóng đinh một chỗ mãi mãi.

GẠO RUỘNG RƯƠI tiếp tục mang đến từng nhà các sản phẩm xôi gấc và bánh chưng được nắn nót làm ra từ những hạt gạo tự nhiên, an lành canh tác trên đầm rươi suốt 6 tháng.




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *