Ăn uống cũng có đạo đức là sao?
Thượng tọa Thích Chân Quang trong một buổi pháp thoại đã giảng giải rất kỹ về nội dung này.

Bao nhiêu nghị quyết, biện pháp, tâm huyết, trí tuệ, năng lực, chúng ta đã dựng xây dân tộc này có thể bị đánh sập chỉ bởi tên giặc luồn vào ngõ thức ăn. Do thức ăn, ai cũng bị ung thư, vô sinh thì tự nhiên ta sẽ mất nước dễ dàng. Hoặc bao nhiêu tiền ngân sách của nhà nước đáng lẽ dùng để tái đầu tư thì lại dùng rất nhiều để chữa bệnh cho người dân thì đất nước cũng bị suy yếu ngay. Vì vậy, khi nói về miếng ăn, ta nên hiểu rằng món ăn không còn để ta sống, để khỏe, để vui, để sang nữa mà món ăn giúp ta bảo vệ đất nước. Ta không hề cường điệu, bởi thật sự ta đang đối diện với một mặt trận, một chiến lược mới của giặc, hiểm độc hơn, êm ái hơn mà ta không ngờ. Cho nên, khi bưng bát cơm lên, hãy thấy cả đất nước mình, cả dòng giống dân tộc, tương lai của mình, của dân tộc nằm trong đó. Vì vậy ta đặt vấn đề ăn uống là một đạo đức, nấu ăn là đạo đức, cung cấp thực phẩm sạch cũng là đạo đức.

Vậy để thể hiện đạo đức trong ăn uống chúng ta phải làm gì?
– VỚI NGƯỜI ĂN: không được dễ dãi trong món ăn nữa. Ta chỉ chọn lựa thực phẩm sạch cho gia đình, cho đồng đội, cơ quan… Và truyền cho nhau kinh nghiệm lựa chọn thức ăn. Hễ phát hiện thực phẩm bẩn, nhiễm chất cấm, hãy lập tức thông báo cho cơ quan chức năng, tìm cách phổ biến trên các phương tiện truyền thông. Vì đây là một trận giặc không phải chỉ một vài tên lẩn lút mà đều khắp cả xã hội ta. Nên cái đạo đức ăn uống này, cái chống lại thực phẩm bẩn để bảo vệ giống nòi, bảo vệ dân tộc này bắt đầu từ người ăn. Hơn bao giờ hết, giờ đây đối với việc ăn uống chúng ta cần phải cảnh giác cao, hãy tỉnh táo, khôn ngoan, biết chọn lựa và khước từ để chung tay ngăn chặn mối lo ngại về thực phẩm bẩn đang là quốc nạn.

– VỚI NGƯỜI NẤU ĂN. Việc gắng nấu ăn cho ngon có nhiều mục đích. Người nội trợ chỉ đơn thuần đi tìm sự hài lòng, tiếng khen từ người thân. Hoặc những người kinh doanh vì tìm đồng lời nên cố gắng nấu làm sao cho ngon, khéo léo để thu hút thực khách đến mãi. Thực chất chỉ vì tiếng khen, chỉ vì lợi nhuận, người ta sẵn sàng dùng chất cấm trong thực phẩm, không ngờ vô hình chung họ biến thành tên giặc “rước voi về giày mã tổ”. Vì thế, đi vào đạo đức ăn uống rồi ta mới phát hiện ra “kẻ thù lớn nhất là chính ta”. Chính việc tham ăn ngon, tham tiếng khen, tham đồng lời mà ta đã tiếp tay cho giặc.

– VỚI NGƯỜI CUNG CẤP THỰC PHẨM từ việc trồng trọt, chăn nuôi, chế biến. Quá nhiều người trong số họ đã thành “giặc”. Người trồng rau dành riêng một luống “sạch”, tức không phun thuốc trừ sâu để dành cho gia đình ăn, còn phần độc hại thì đem bán. Người bán thịt cũng vậy. Nhưng cả đời họ không thể mãi ăn rau, ăn thịt nơi gia đình. Họ ăn rau sạch của mình nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác. Cuối cùng, người dân ta tự đầu độc lẫn nhau. Vậy có ai liệu rằng sức khỏe người tiêu dùng sẽ đi về đâu (ai cũng chết cả, nhưng chết do đầu độc nhau thì rất nguy hại).

-ST-

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *