Trước hết, chúng ta cần hiểu về cấu trúc của hạt thóc, bao gồm 4 lớp chính: vỏ trấu, cám, nhân, và phôi.

Vỏ trấu là lớp ngoài cùng của hạt thóc, rất dày và cứng, bảo vệ cho các phần bên trong.
Kế đến là lớp cám, được cấu tạo từ nhiều lớp cám mỏng bao bên ngoài nhân. Lớp cám chứa nhiều chất xơ, vitamin nhóm B, chất chống oxy hóa.
Kế tiếp là nhân của hạt thóc, đây chính là hạt gạo trắng mà chúng ta ăn hàng ngày, chứa tinh bột, đạm thực vật, vitamin, và khoáng chất.
Ở đầu nhân là phôi, có khả năng nảy mầm phát triển thành cây lúa, phôi rất giàu đạm thực vật, vitamin nhóm B, và khoáng chất.

Gạo lứt thực chất là tên gọi chung để chỉ các loại gạo bao gồm 3 thành phần cấu tạo: lớp cám (toàn bộ hay một phần), nhân, và phôi mầm. Trong quá trình xay xát, các loại gạo này chỉ được bóc tách vỏ trấu và 1 phần lớp cám (tùy mức độ chà xát). Những máy móc tối tân hiện nay có khả năng giữ lại tới 95% lớp cám (gần như chỉ bóc lớp vỏ trấu). (còn nữa)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *