Trong loạt bài đăng trước, chắc mọi người đều đã có khái niệm rõ ràng về hạt gạo lứt. Bài này sẽ chỉ ra nguy cơ tiềm ẩn có thể gây hại cho sức khỏe nếu chúng ta không biết cách lựa chọn hạt gạo an toàn,

Tuy là nơi rất giàu dưỡng chất nhưng lớp cám của gạo lứt cũng có thể là nơi tập trung các chất độc hại hết sức nguy hiểm nếu lúa được canh tác hóa học hoặc trồng ở những khu vực ô nhiễm. Khả năng phơi nhiễm asen (thạch tín) từ đất, nguồn nước, phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ/trừ sâu là rất lớn. Ngoài asen, các kim loại nặng khác như chì, crom, cadmi, thủy ngân…cũng hội tụ đầy đủ trên lớp cám của gạo lứt. Ngay cả khi nông dân canh tác truyền thống (không dùng hóa chất tổng hợp trên cánh đồng) thì gạo của họ vẫn có thể bị lây ô nhiễm từ các vùng canh tác hóa học xung quanh hoặc nhà máy gần đó qua nước ngầm, không khí, mưa….
Vì vậy các bạn cần tìm hiểu thật kĩ địa điểm sản xuất và quy trình canh tác trước khi chọn mua gạo lứt. Thực dưỡng hay thuần chay đều đòi hỏi quá trình ăn lâu dài, bền bỉ nên lượng độc tố (nếu có) sẽ tích tụ lại trong cơ thể, chờ ngày đủ liều lượng gây bệnh.
Cách tốt nhất là dùng gạo lứt organic để đảm bảo không bị ô nhiễm asen hay bất cứ kim loại nặng nào khác.

Gạo lứt hơi khó ăn và cứng hơn gạo trắng (do lớp cám chứa nhiều chất xơ) nhưng nếu chịu khó tìm hiểu, chọn loại phù hợp và an toàn thì gạo lứt là một thực phẩm tuyệt vời mà tạo hóa ban cho con người. Chịu khó ngâm gạo lứt và nấu theo chế độ “brown rice” hoặc “slow cook” từ 1,5 đến 2 giờ đồng hồ, các bạn sẽ được thưởng thức một trong những “siêu thực phẩm” quý giá của nhân loại.





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *